Internet 20 năm, những dấu mốc không thể nào quên
Internet Việt Nam đã có một chặng đường phát triển đáng nhớ; song hành cùng với đó là những thăng trầm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mạng và viễn thông
Từ thế độc quyền, internet được tạo đà phát triển
Sau một thời gian dài nghiên cứu, phát triển, lịch sử Internet Việt Nam ghi nhận ngày 19.11.1997 là ngày mà quốc gia hình chữ S kết nối với xa lộ thông tin của thế giới. Cũng trong ngày này, một số doanh nghiệp tiên phong chính thức nhận giấy phép trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet theo quyết định của Tổng cục Bưu điện. Năm 2002, FPT chính thức trở thành doanh nghiệp tư nhân duy nhất được cấp phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) cả trong nước và quốc tế.
Cũng từ đây, nhà mạng này đã phá vỡ thế độc quyền đầu vào, vốn trước đó chỉ có Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) cung cấp kết nối Internet cho các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) đã được cấp phép; là một trong những nguyên nhân khiến giá cước Internet ở Việt Nam thời điểm đó khá đắt đỏ trong khi tốc độ và chất lượng đường truyền lại không cao.
Internet dial-up phổ cập mạng cho người Việt
Sau hơn 10 năm tồn tại, Internet gián tiếp (dial-up) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đóng góp một vị trí quan trọng trong việc phổ cập Internet cho người Việt.
Thời điểm những năm đầu Interet mới được cung cấp tại Việt Nam.
Để sử dụng phương thức này, người dùng cần kết nối máy tính có modem với đường dây điện thoại; sử dụng phần mềm quay số đã có sẵn trong hệ điều hành Windows để truy cập vào website mong muốn. Dịch vụ này khi mới xuất hiện đã thu hút được lượng lớn người tiêu dùng do kết nối này đi cùng với đường dây điện thoại nên có thể được thực hiện dễ dàng ở cả các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, giá dịch vụ khi ấy còn khá cao và gây ra nhiều bất tiện khi muốn gọi điện thoại bàn. Tốc độ kết nối của Internet dial-up chỉ có thể lên tới 54 kbps.
Kết nối Internet dial-up sau này được VNPT (là nhà mạng cuối cùng duy trì dịch vụ này chủ yếu là vì mục tiêu xã hội) cho khai tử vào ngày 15/7/2012.
Các gói ADSL (cáp đồng) nở rộ, Internet cáp quang (FTTH) dần thay thế
Vào tháng 10.2003, bên cạnh VNPT, FPT Telecom đã tự mình triển khai được cơ sở hạ tầng riêng và bắt đầu cung cấp ADSL với gói MegaNet và MegaBiz. Đây là cột mốc đánh dấu giai đoạn bắt đầu cuộc chiến sinh tử cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà mạng cho đến sau này. Đây cũng là giai đoạn người dùng bắt đầu biết đến những công cụ mạng xã hội đầu tiên như yahoo, blog. Internet dần trở thành dịch vụ phổ biến và không thể thiếu trong mọi cơ quan, doanh nghiệp cho đến hộ gia đình.
FPT Telecom liên tuc đầu tư phát triển hạ tầng.
Ưu điểm của cáp đồng là khả năng kết nối Internet cho 1-5 máy; dùng đồng thời cả Internet với điện thoại và fax; thiết bị đầu cuối có giá thành rẻ và tương thích được với nhiều nhà cung cấp mạng khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ này là không dùng được với các dịch vụ VPN, QoS, VLan.., mạng không tốt khi upload các file lớn 300 Mb trở lên, không an toàn khi chập, cháy.
Khắc phục những nhược điểm này và xuất phát từ nhu cầu có Internet tốc độ cao mà cáp quang dần phát triển và thay thế cho cáp đồng. Các gói Internet cáp quang FTTH có tốc độ trung bình từ 10Mbps đến 120Mbps. Điểm nổi bật nhất so với thế hệ cáp đồng trước đó là tín hiệu ổn định hơn, độ bảo mật cao do sợi quang được thiết kế bằng sợi thủy tinh, tín hiệu truyền đi là ánh sáng, không giống tín hiệu điện trong cáp đồng nên hầu như không bị nhiễu hay đánh cắp tín hiệu trên đường dây, không chịu ảnh hưởng sấm sét nên đảm bảo an toàn, thông suốt.
Sự dịch chuyển diễn ra ngày càng mạnh mẽ khi FPT Telecom quyết định quang hóa hạ tầng tại các tỉnh thành lớn đã ngầm dẫn đến một cuộc đua giữa các nhà mạng trong việc chuyển đổi từ hạ tầng đồng sang quang, đưa ra các gói cước cáp quang với giá thành và tốc độ đường truyền vô cùng hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Internet băng rộng và siêu rộng, cơ hội sử dụng ứng dụng công nghệ không giới hạn
Nền tảng Internet băng rộng đã mở đường cho những xu hướng phát triển nội dung và ứng dụng số gia tăng với tốc độ thần tốc tại Việt Nam. Xu hướng này ra đời để phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi mọi dữ liệu lên các nền tảng dữ liệu đám mây lớn, sử dụng nhiều ứng dụng trên nền tảng kết nối internet vạn vật và không dây (IoT) của khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.
Theo đó, các nhà mạng đã tạo ra những kết quả đáng ghi nhận trong lịch sử ngành viễn thông. Đó là tập trung đầu tư hoàn thiện nền tảng hạ tầng cáp quang băng thông rộng và khai thác dịch vụ gia tăng trên nền tảng này, tạo ra hướng kinh doanh mới phục vụ xu hướng công nghệ mới 4.0.
Cụ thể, đến giữa năm 2017, nhà mạng FPT đã hoàn tất quá trình quang hoá hạ tầng tại Hà Nội, Tp.HCM và một số tỉnh thành lớn, hoàn tất nâng băng thông cho khách hàng khối khách hàng cá nhân và doanh nghiệp; chuyển đổi thành công cho hơn 1 triệu hộ gia đình chuyển sang sử dụng giao thức IPv6 thay cho giao thức IPv4 đang dần cạn kiệt và bộc lộ các nhược điểm không phù hợp với xu hướng mới.
Đại diện FPT Telecom nhận giải thưởng Top ICT Việt Nam 2017.
Các gói cước internet hiện nay của FPT Telecom không chỉ phục vụ nhu cầu kết nối đơn giản mà còn đáp ứng hiệu quả các hoạt động cao hơn như chạy VPN (mạng riêng ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera… Đây cũng là doanh nghiệp đang sở hữu đường truyền băng thông rộng và siêu rộng có tốc độ truy cập lên đến 1Gb/s, gấp 100 lần tốc độ truy cập Internet trung bình tại Việt Nam tại thời điểm ra mắt (gói SOC).
FPT Telecom cũng đã tích cực nghiên cứu và cho ra đời các dịch vụ bổ trợ phục vụ cho quá trình chuyển đổi “ảo hoá” của DN như cho thuê máy chủ ảo, cung cấp dịch vụ điện toán đám mây HI GIO Cloud.
Mới đây nhất, trong buổi lễ trao Giải thưởng “Top ICT Việt Nam 2017”do Hội Tin Học Tp.Hồ Chí Minh (HCA) tổ chức, FPT Telecom là doanh nghiệp duy nhất giành giải “Top ICT dành cho đơn vị Internet Viễn thông 2017” bên cạnh nhiều giải thưởng uy tín từng có như là một sự ghi nhận cho những bước tiến công nghệ và nỗ lực tiên phong trên thị trường viễn thông Việt Nam trong suốt thời gian qua.
PV