Sinh viên mới ra trường nên nhớ: Đừng đua đòi cố bằng bạn, bằng bè

on .

Đừng đua đòi với bạn bè, nên cân đối cuộc sống từ chính thu nhập của mình

Đừng đua đòi với bạn bè, nên cân đối cuộc sống từ chính thu nhập của mình.

3 sai lầm phổ biến nhất về tài chính mà sinh viên vừa tốt nghiệp thường mắc phải.

Những năm tháng sau khi tốt nghiệp đại học thường khá nhiều lo lắng và bất an. Bắt đầu công việc kiếm tiền, dời đến một thành phố mới, cố giữ liên lạc với bạn bè... Đó là một phần của cuộc sống sau khi tốt nghiệp.
Nhưng cùng với đó là trách nhiệm tài chính. Phát triển những thói quen xấu liên quan đến tài chính có thể cản trở khả năng của bạn xây dựng sự thành công.
Để giúp bạn tránh những khó khăn về tài chính, Katharine Perry - chuyên gia tư vấn tài chính tại Fort Pitt Capital Group chia sẻ. 
Thẻ tín dụng
Nợ thẻ tín dụng không bao giờ là một điều tốt! Tương tự như việc Alice rơi vào hang thỏ, việc này giống như như khi bạn bắt đầu cuộc sống nghề nghiệp, mang nợ có thể để lại hậu quả lâu dài.
"Tất nhiên, điều đó kéo dài sẽ làm bạn tuột dốc trong đau đớn", Katharine Perry cho biết và chỉ ra: "Việc mắc nợ thẻ tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân do nhu cầu mua sắm ngày càng lớn để ổn định cuộc sống, nhưng bạn sẽ nhanh chóng rơi vào cơn trầm cảm nếu bạn không giỏi về việc thực hiện các khoản thanh toán đó".
Perry nói rằng những người trẻ tuổi thường mắc nợ thẻ tín dụng khi họ cố gắng đua đòi cho bằng bạn bằng bè, ngay cả khi họ không kiếm được nhiều tiền. 
 
"Tôi không phải là người cho rằng thẻ tín dụng là khủng khiếp, và rằng đừng bao giờ sử dụng nó bởi vì bạn không đủ khả năng chi trả", cô nói. "Tuy nhiên, chỉ cần cẩn thận về sự cân bằng mà bạn đang nắm giữ, bởi vì nếu bạn không kiếm được nhiều tiền và bạn phải chi vài trăm USD trong thanh toán bằng thẻ tín dụng mỗi tháng, số tiền đó có thể ở trong túi của bạn để hỗ trợ cuộc sống của bạn lúc cần thiết thay cho việc nợ thẻ tín dụng".
Không có kế hoạch trả nợ
Thực tế không may là ngày càng có nhiều sinh viên đại học ngụp lặn trong khoản nợ của sinh viên. Nhưng trả lại món nợ đó là việc không thể tránh khỏi, dù bạn có trì hoãn việc đó hoặc giả vờ như nó không tồn tại.
Perry nói rằng cô ấy thường thấy những người mới bắt đầu bắt đầu làm việc mới hoặc ký một hợp đồng cho thuê căn hộ mà không tính khoản tiền thanh toán khoản nợ học tập khi còn là sinh viên.
Sinh viên mới ra trường nên nhớ: Đừng đua đòi cố bằng bạn, bằng bè - ảnh 1
Có kế hoạch trả nợ sinh viên một cách hợp lý sẽ giúp bạn quẳng bớt gánh lo
Perry tư vấn: “Tôi nói với mọi người, hãy coi đó là nợ dài hạn, kết hợp vào ngân sách hàng tháng của bạn hằng tháng giống như bạn sẽ thanh toán bằng xe hơi, giống như hóa đơn tiền điện của bạn. Vì vậy, khi bạn thiết lập ngân sách hằng tháng của mình, bạn nên làm gì bất cứ khi nào bạn bắt đầu công việc mới hoặc có các khoản chi tiêu mới (Bao nhiêu tiền ra đi mỗi tháng cho cáp điện, hóa đơn điện thoại di động, hoặc thực phẩm...). Các khoản nợ phải trả lúc còn sinh viên nên là một trong số đó. 

Mỹ Hạnh

Nguồn: http://thanhnien.vn/thoi-su/viec-lam/sinh-vien-moi-ra-truong-nen-nho-dung-dua-doi-co-bang-ban-bang-be-849238.html