Kỳ thực trước khi tới Nhật Bản, Tada cậu con trai của tôi đã đi học mẫu giáo một năm ở Bắc Kinh do vậy có thể nói chúng tôi không còn lạ gì môi trường nhà trẻ cả. Tuy nhiên khi tới với môi trường nhà trẻ ở Nhật Bản, có những sự việc vẫn làm tôi sững sờ ngạc nhiên muốn chia sẻ với mọi người.
1. Vô số các loại túi lớn túi nhỏ
Ngày đầu tiên khi chúng tôi tới làm thủ tục nhập học cho con, các cô giáo trong nhà trẻ đã giải thích rõ cho chúng tôi cần chuẩn bị một số loại túi lớn nhỏ khác nhau.
Cặp sách (kích thước thống nhất), túi đựng thảm lông, túi đựng bộ đồ ăn và hộp cơm, túi đựng quần áo, túi đựng quần áo dự phòng để thay, túi dựng quần áo bẩn, túi đựng giày. Tiếp đó là cái túi A cần dài bao nhiêu cm, cái túi B cần rộng bao nhiêu cm, cái túi C để vào trong cái túi D, cái túi E để vào trong cái túi F.
Trẻ con Nhật Bản đến trường. Ảnh theo atlantic.edu.vnTôi thấy choáng thực sự. Không hiểu nổi tại sao người Nhật có thể vẽ ra các thứ phức tạp rắc rối như thế. Có những nhà trẻ còn cầu kỳ tới mức yêu cầu các mẹ phải tự dùng đường kim mũi chỉ của mình để làm nên các loại túi đó.
Trải qua hai năm tại nhà trẻ chúng tôi cũng dần dần thông thạo với những điều này, và con tôi cũng có thể phân chia theo đúng trật tự đã được đặt định ban đầu. Tôi thường nghĩ có lẽ người dân Nhật ở các thành phố lớn đều không cảm thấy phiền phức mà có thể phân chia các loại rác một cách tỉ mỉ chi tiết như vậy, có lẽ là bởi thói quen được giáo dục từ khi còn đi học mẫu giáo.
2. Người lớn đi tay không, tất cả các loại túi trẻ đều tự đeo tự cầm trong tay
Có một cảnh tượng khác cũng làm tôi vô cùng chấn động đó là: Cứ mỗi sáng chiều khi đưa đón con, tôi đều nhìn thấy các bậc phụ huynh người Nhật, dù là cha mẹ hay ông bà khi tới đón con đón cháu đều đi tay không. Còn những mầm non những bông hoa của vườn trẻ thì vai đeo ba lô tay xách tất cả những loại túi lớn túi bé kể trên, nhưng lại có thể chạy rất nhanh.
Trẻ con tự đeo ba lô và cầm túi đồ cá nhân. Ảnh theo sinhcon.comCòn chúng tôi vẫn tự nhiên như truyền thống vốn có trong nước, Tada đi tay không còn tôi xách các loại túi đó cho con. Hai ngày sau, cô giáo của con tới tìm tôi nói chuyện và chia sẻ: ‘Mẹ Tada này, con chị ở trường là một cậu bé rất ngoan có thể tự làm mọi việc…’. Người Nhật có thói quen chỉ nói nửa câu, phần còn lại để chúng ta tự suy nghĩ. Tôi lập tức hiểu rằng cô giáo đang muốn hỏi về tình hình tự lập ở nhà của con, thấy tôi còn đang suy nghĩ do dự, cô giáo nói tiếp: ‘Ví dụ như khi đi học con có thể tự mang ba lô túi xách của mình…’. Đây là một lời nhắc nhở khéo léo và cũng là một nét trong văn hóa của người Nhật. Từ đó trở đi tôi chỉ còn cách để con tự mang ba lô túi xách của mình.
Đợi tới khi họp phụ huynh, tôi có chia sẻ với mọi người khi con học mẫu giáo ở Trung Quốc đa số đều là cha mẹ mang ba lô túi xách cho con. Lúc này lại đến các bậc cha mẹ ở Nhật sững sờ và đồng loạt hỏi: ‘Tại sao lại như vậy?’
Tại sao lại như vậy ư? Liệu có phải vì người Trung Quốc yêu con nhiều hơn không nhỉ?
3. Thay trang phục và đồ dùng cá nhân nhiều lần
Trường mẫu giáo của Tada có đồng phục, vào mùa xuân sẽ phải đổi một loại đồng phục khác. Khi đến trường học bên ngoài đều phải mặc áo chui đầu đồng phục của trường, mặc quần sooc, đội mũ hình nụ hoa (mùa hè thì đội mũ rơm); đeo giầy cá nhân. Khi đến chơi đùa ở khu vui chơi cần thay giày thể thao trắng, thay quần áo cho phù hợp. Khi mới bắt đầu đôi khi tôi cảm thấy rất phiền phức khi đến mỗi nơi cô giáo đều yêu cầu thay quần áo và giày dép. Ban đầu tôi chỉ nghĩ rằng đó chỉ là những đồ dự bị của con mỗi khi cần đến một giờ cần tham gia hoạt động nào đó, tuy nhiên không phải như vậy. Chỉ cần đi ngủ trẻ cũng phải thay đồ ngủ trưa, thức dậy lại thay đồ mới cũng đủ rắc rối.
Trẻ con Nhật với đồng phục áo trùm đầu. Ảnh theo infonet.vnKhi vừa bắt đầu nhìn con mỗi sáng chậm chạp khổ sở thay đồ theo yêu cầu của nhà trường tôi cũng muốn giúp đỡ. Tuy nhiên lâu dần phát hiện các mẹ khác cũng đều đứng quan sát con mà không giúp đỡ tôi lại không giám nữa. Lâu dần tôi trải nghiệm một điều, các trường mẫu giáo ở Nhật thông qua việc thay quần áo hằng ngày giúp con có thể độc lập trong cuộc sống. Thông qua việc bắt đầu tập luyện từ 2,3 tuổi sau khi tới trường như thay đồ, đặt mẩu giấy thông tin liên lạc với gia đình, tự mình dán sticker đánh dấu ngày hôm đó, treo khăn tay … sẽ giúp con hình thành thói quen làm việc một cách có trình tự.
4. Mùa đông cũng mặc quần sooc
Vào mùa đông dù cho thời tiết có lạnh tới đâu trẻ con đều mặc quần sooc đi học. Khi vừa tới Nhật nghe tin cháu đi học phải mặc quần sooc, ông bà nội cháu từ Bắc Kinh điện sang bảo tôi nói lại với các thầy cô giáo ưu ái cho Tada vì chúng tôi sống ở Bắc Kinh không giống như ở Nhật tuy nhiên sao chúng tôi giám mở miệng. Đành để con quen dần nhập gia tùy tục. Khi mới nhập học, cứ năm ngày ba trận con lại bị ốm, tuy nhiên câu trả lời của các mẹ ở Nhật làm tôi càng ngạc nhiên hơn họ nói: ‘Đúng rồi, trẻ con đi tới trường mẫu giáo là để chúng bị bệnh mà’. Đây chính là cách rèn luyện thể chất cho trẻ từ tấm bé để chúng có thể rắn chắc khỏe mạnh thật sự. Trải qua một giai đoạn thời gian tôi mới hiểu được rằng đúng là không nên bao bọc con trẻ quá nhiều.
5. Trẻ dưới 0 tuổi cũng tham gia các hoạt động thể thao
Khi vừa đưa con tới nhập học tôi hay nhìn thấy các cô giáo bế những bé rất nhỏ chỉ độ vài tháng tuổi. Ví dụ như có một bé với tên gọi ở lớp là Mao Mao nhìn như chưa được năm tháng, không những bé đã đi nhà trẻ mà còn được tham gia các loại hoạt động thể thao như các bé lớn…
6. Bé gái cũng chơi đá bóng
Vào giữa năm học các trường mẫu giáo ở Nhật bắt đầu có môn học với tên gọi jumping một tuần một lần, môn học cũng giống như môn thể dục của chúng ta, khi lớn lên một chút con gái còn chơi bóng đá thật sự và còn tham gia thi đấu giữa các lớp trong trường giúp thể lực và dũng khí đều rất cứng rắn khỏe mạnh.
Trẻ con Nhật chơi đá bóng. Ảnh theo m.qubanvip.com7. Giáo dục hoàn toàn không phân lớp
Ở Trung Quốc có lần tôi từng tham gia trò chơi của lớp Tada. Đều là học sinh lớp nào lên lớp đó, tuy nhiên ở Nhật thì không phải vậy:
Thời gian trước 9h30 sáng và sau 3h30 chiều, tất cả trẻ em trong toàn trường đều cùng chơi với nhau, và đều chơi trong sân trường, đứa lớn đuổi theo đứa bé đều cùng chơi đùa với nhau rất vui vẻ. Việc chơi đùa này giúp trẻ thật sự cảm nhận được sự đoàn kết và cảm giác mình là anh, chị hay em ở trong trường.
Trẻ con các lớp thoải mái chơi đùa cùng nhau. Ảnh theo vietnamnet.vn8. Giáo dục con học cách ‘cười’ và ‘cảm ơn’
Ở các trường mẫu giáo của Nhật, hầu như mọi người hoàn toàn không coi trọng việc giáo dục kiến thức cho trẻ, trẻ con không có giáo trình bài học, chỉ có mỗi tháng một bài tập vẽ. Trong kế hoạch giáo dục ở trường mầm non, hoàn toàn không có các môn như số học, âm nhạc, hội họa…chứ đừng nói tới các môn học như tiếng anh hay các môn học năng khiếu.
Khi tôi hỏi họ dạy con điều gì ở trường các cô trả lời ‘Dạy con học cách cười thật tươi’. Ở Nhật cho dù bạn đi tới bất cứ nơi đâu, cho dù đang nói chuyện với ai ‘nụ cười’ luôn xuất hiện và đều rất quan trọng.
Ngoài ra họ còn dạy con học một điều nữa, dạy con học cách biết nói lời ‘cảm ơn’.
Tóm lại nền giáo dục ở nhà trẻ của chúng hoàn toàn khác với nền giáo dục ở Trung Quốc. Tuy nhiên trải qua ba năm ở nhà trẻ, tôi phát hiện Tada có sự tiến bộ và phát triển đầy đủ về các mặt như âm nhạc, mỹ thuật…
9. Hoạt động trong một năm của con nhiều vô số kể
Khi nhìn bảng lịch học tập sinh hoạt của con, có rất nhiều các hoạt động và có vô số lần là đi leo núi, đi ngắm cảnh ở hồ, đi quan sát động vật và thực vật…
Ngoài ra còn có các loại hoạt động khác như nhặt hạt dẻ, làm bánh gato, hoạt động thể thao, hoạt động xã hội… tóm lại là rất nhiều và đa dạng phong phú.
Trẻ con Nhật với hoạt động ngoài trời. Ảnh theo kienthucvui.net10. Sức mạnh của các cô giáo ở nhà trẻ Nhật
Trong mỗi lớp học của các nhà trẻ ở Nhật lớp ít thì 10 trẻ, lớp đông là 30 trẻ. Dù nhiều hay dù ít cũng chỉ có một cô giáo. Khi mới đưa con tới trường tôi nghĩ chắc cô này chỉ trông chừng chúng không đánh nhau nghịch ngợm là tốt lắm rồi. Tuy nhiên khả năng và sức mạnh của họ làm tôi bất ngờ. Một cô có thể nhớ được ngày sinh của 30 đứa trẻ, mỗi đứa mỗi sở thích, từng bức vẽ của từng đứa hay như thế nào cô đều nhớ hết. Từng bài diễn xuất của từng đứa trong các hội diễn khác nhau hoàn toàn cô đều chỉ đạo tới nơi tới chốn.
Ở hội thi biểu diễn âm nhạc năm ngoái của lớp Tada, tôi vô cùng khâm phục cô giáo của bé. Một mình cô chuẩn bị trang phục biểu diễn cho 30 đứa nhỏ, 4 đứa làm con gà, 3 đứa làm con mèo, 5 đứa làm con chó, 2 đứa làm con lừa nhưng vẫn làm rất tốt. Không những vậy đạo cục, bối cảnh lời diễn xuất của từng đứa mình cô có thể chỉ đạo chúng làm rất tốt. Đó là một cô giáo đã 50 tuổi, nhưng sự chu đáo và vẻ ung dung trong công việc hằng ngày của cô làm tôi bội phục vô cùng.
Diễn xuất văn nghệ. Ảnh theo Toplist.vn11. Ảnh hưởng của Phật giáo
Kyoto là một thành phố có rất nhiều ngôi chùa nhất ở Nhật Bản, mỗi buổi sáng sớm và chiều tối khắp thành phố đều bao trùm bởi tiếng chuông chùa vang vọng. Ngôi trường của Tada có hoạt động ngoại khóa mỗi tháng cần đến chùa học tập một lần. Trong các ngày lễ quan trọng được nhà trường tổ chức thường bao gồm cả các ngày lễ như ngày Phật Đản, ngày Đức Phật nhập niết bàn.
Chuẩn bị tới ngày lễ tốt nghiệp mẫu giáo của con, hôm qua Tada được đi tới một ngôi chùa phía tây Kyoto để cầu nguyện. Tada còn được thay mặt cho cả lớp dâng hoa lên Đức Phật. Tôi có hỏi con cầu nguyện điều gì, con chia sẻ: Con cầu xin có thể mãi tin tưởng Đức Phật, luôn có lòng biết ơn đối với người khác, luôn biết lắng nghe sự góp ý của người khác.
Kiên Định biên dịch